“Các cụ vẫn có câu: “Cáu
giận hại tâm, buồn bực hại gan…” từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận,
lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả. Chi bằng chúng
ta đừng để những lo lắng, buồn phiền đó ảnh hưởng đến sức khỏe”- PGS. TS Đoàn
Quốc Hưng – Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Cáu giận hại tim
Chị Phan Thị Thư (42 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)
mới được bác sĩ cho biết bị bệnh huyết áp cao. Chị đi than vãn với cô bạn thân
rằng số mình khổ, mới trẻ thế này mà đã rước vào người bệnh tật. Chẳng ngờ cô
bạn phán xanh rờn: “Tính mày thế, không bệnh tật mới lạ”.
Chẳng là chị Thư vốn nhạy cảm, hay buồn bã lo
lắng vu vơ. Đã thế chị lại rất hay so sánh với người nọ người kia, sợ mình thua
chị kém em nên thường ôm đồm công việc, việc cơ quan, việc nhà, rồi làm thêm
khiến chị ít có thời gian chuyện phiếm với bạn bè, đôi khi có gặp mặt được thì
bạn bè chị chỉ ngán ngẩm vì chỉ nghe chị than vãn rằng áp lực nọ, ức chế kia,
mà những áp lực, ức chế đó cũng tự do chị mà ra cả. Chị Thư vẫn còn đang chưng
hửng thì người bạn cho biết, chị đã từng đọc được thông tin rằng những người
thường xuyên lo lắng, căng thẳng nhiều sẽ dễ bị mắc các bệnh về tim mạch.
Đem vấn đề này hỏi PGS.TS Đoàn Quốc Hưng (Phó
Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Việt Đức). PGS Hưng cho biết: lo
lắng, căng thẳng ảnh hưởng đến rất nhiều bệnh nhưng hệ thống tim mạch là hệ
thống bị ảnh hưởng nhanh, nhiều và mạnh của stress.
Một biểu hiện đầu tiên có thể nhận thấy đó là
khi lo lắng làm nhịp tim đạp nhanh hơn. Đây là một trong những biểu hiện ảnh
hưởng đến tim mạch. Nếu chúng ta ăn uống, sinh hoạt bình thường thì nhịp tim
đập khoảng 80 nhịp/1 phút, nhưng khi có lo lắng xảy ra tim đập nhanh lên
100-120 lần/1 phút, tim phải tăng co bóp, tăng hoạt động. Điều đó sẽ chóng bị
bệnh, càng nhiều lần lo lắng, sợ hãi thì tác động càng nhiều càng ảnh hưởng đến
tim.
Biểu hiện thứ hai có phần chuyên sâu hơn, khi
một người có phản xạ lo lắng, sợ hãi, gặp một sang chấn về mặt tinh thần thì
lập tức trong cơ thể mình tăng tiết ra một loại hormone là catecholamine.
Hormone này do tuyến thượng thận tiết ra. Chỉ cần một tác động vào vỏ não, lo
lắng, sợ hãi, thậm chí là vui mừng thì lập tức tuyến thượng thận tiết ra
hormone này.
Hormone catecholamine ngay lập tức chạy vào
trong máu, chạy vào hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người. Hormone này có nhiều
tác dụng, một trong những tác dụng lớn, mạnh và nhanh của nó đó là ngay lập tức
làm co mạch ngoại vi. Đấy là lý do khi chúng ta thấy sợ hãi thì ngay lập tức
mặt mũi trắng bợt, chân tay lạnh toát. Đồng thời nó cũng làm tăng nhịp tim và
tăng huyết áp về lâu dài nó sẽ gây ra các bệnh lý tim mạch.
Vì vậy, khi mọi người nói lo lắng, căng thẳng
ảnh hưởng tới tim mạch là hoàn toàn chính xác.
Cần có kỹ năng sống
PGS.TS Đoàn Quốc Hưng cho rằng, stress tác
động vào sức khỏe qua hệ thống thần kinh thì những biện pháp phòng chống cũng
cần được thực hiện thông qua hệ thống thần kinh.
- Trước hết mọi người cần phải thống nhất quan
điểm rằng trong cuộc sống sẽ gặp rất nhiều vấn đề căng thẳng dẫn đến sang chấn
tinh thần. Với xã hội hiện nay mọi người hàng ngày, hàng giờ đối diện với căng
thẳng, về công việc, về kinh tế, về tất cả các mặt chính trị, xã hội, an ninh…
Ví dụ như người thầy thuốc từ lúc thức dậy đã
tới bệnh viện cho đến chiều tối khi về nhà, từng giây từng phút phải đối diện
với sang chấn tinh thần. Đơn cử như việc tiếp xúc với người bệnh, nhiều khi họ
ốm đau bệnh tật rồi họ sẽ không làm chủ được những hành vi, khi họ đau đớn thì
họ nghĩ rằng họ có quyền yêu cầu phải thế nọ, phải thế kia, họ nghĩ rằng họ là
bệnh nhân duy nhất.
Tuy nhiên, đối với bác sĩ, người bệnh đó có
thể là bệnh nhân thứ 10, thứ 20, thứ 30… Người bác sĩ phải làm thế nào vẫn thực
hiện được chức trách, nhiệm vụ của mình, vừa giảm được những ảnh hưởng từ những
lời ăn tiếng nói, những cư xử chưa đúng, chưa phù hợp từ bệnh nhân để nó không
ảnh hưởng tới thái độ tiếp đón bệnh nhân của bác sĩ đó, đồng thời nó không ảnh
hưởng tới chính sức khỏe của bác sĩ. Người bác sĩ phải biết trước được những
điều đó, phải được rèn luyện, phải có kỹ năng giao tiếp với những vấn đề này.
Theo PGS.TS Đoàn Quốc Hưng đối với các ngành
khác, hay với các mối quan hệ ngoài xã hội cũng vậy, chúng ta phải có kỹ năng
ứng xử đối với những tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày để làm thế nào
xử lý ổn thỏa các tình huống, các mối quan hệ và không để lại những áp lực,
những ức chế cho bản thân. Những kỹ năng ứng xử, những kỹ năng sống này cần
phải được giáo dục ngay từ nhỏ thể hình thành một thói quen tốt trong cuộc
sống.
- Thứ hai là chúng ta có thể tập luyện. PGS.TS
Đoàn Quốc Hưng đề cao hình thức tập luyện với yoga và thiền, hoặc học võ. Nó sẽ
giúp chúng ta rèn luyện tính điềm đạm. Điềm tĩnh trong mọi tình huống, ngay cả
những tình huống nước sôi lửa bỏng, sự điềm tĩnh đó giúp chúng ta bình tĩnh
giải quyết công việc, đồng thời giúp chúng ta ngăn cản stress xâm nhập vào cơ
thể. Mỗi người có thể lựa chọn cho mình một hình thức tập luyện phù hợp với bản
thân mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Thứ ba, tự bản thân cũng nên điều tiết về
công việc, về sinh hoạt cho phù hợp:
Trong làm việc, học tập chúng ta phải có chí
tiến thủ, tuy nhiên nếu lúc nào cũng ganh đua thì đó cũng chính là stress, là
căng thẳng mệt mỏi. Chúng ta nên xác định được việc nào là chính, việc nào là
phụ để điều tiết công việc cho điều độ, vừa sức, việc luyện tập, ăn uống cũng
nên hài hòa.
Chúng ta cũng nên dành thời gian cho nghỉ
ngơi, đi du lịch, đó cũng là cách hiệu quả để giải tỏa stress, tìm lại niềm
vui, niềm hứng khởi cho cuộc sống. Có những người tham việc, cả tuần làm việc ở
cơ quan, cuối tuần cũng vẫn chúi đầu vào công việc, chúi đầu vào chiếc máy tính
là không hề tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu
của TS. Marianna Virtanen (nhà nghiên cứu bệnh dịch học của Viện Sức khỏe và
Nghề nghiệp Phần Lan và Đại họcLondon, Anh) cùng cộng sự công bố năm 2010 cho
thấy, căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nghiên cứu
được thực hiện trong vòng 11 năm với 6.000 công chức Anh. Họ là những người
làm việc nhiều hơn bình thường với trung bình làm thêm ngoài giờ là 3-4 giờ/
ngày và 60% trong số họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
|
Theo tạp chí dinh dưỡng